Đới với các thai phụ, dù mới mang thai lần đầu hay đã sinh con nhiều lần, thì việc đi khám thai định kỳ trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai cũng là hết sức cần thiết. Quá trình khám thai sẽ giúp mẹ biết rõ sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ và của bé.
Vì sao mẹ cần đi khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi những ý nghĩa sau:
Giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi
Kịp thời phát hiện những dị tật không mong muốn
Kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi để có phương hướng can thiệp kịp thời
Kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe của mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, cũng như quá trình mang thai, sinh nở.
Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định nên nếu mẹ không đi khám thai định kỳ thì có thể những kết quả xét nghiệm sẽ có sai lệch, dẫn dến việc bác sĩ phán đoán không chính xác tình hình của mẹ và bé.
Để mẹ cảm thấy an tâm rằng con yêu vẫn luôn khỏe mạnh
Lịch khám thai trong thai kỳ: Dưới đây là những thời điểm mẹ cần đi khám thai, để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai nhai
Lần khám thai đầu tiên
Thời gian: khi mẹ thử que thấy 2 vạch, thường khi thai nhi được khoảng 3-6 tuần. .
Mục đích: Khẳng định liệu mẹ có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai
Lần khám thứ hai
Thời gian: thai nhi khoảng 8-10 tuần tuổi
Mục đích: Kiểm tra toàn diện hơn, bác sĩ sẽ siêu âm để đánh giá xem bé đã có tim thai hay chưa, các vấn đề của phôi thai.
Xét nghiệm: các xét nghiệm cơ bản giống lần một
Lần khám thai thứ 3
Thời gian: thai nhi được khoảng 10 tuần 6 ngày - 13 tuần 6 ngày
Mục đích: Kiểm tra các dị tật ở thai nhi
Xét nghiệm:
Xét nghiệm Thalassemia: xác định có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
Xét nghiệm Double test:
siêu âm 4D kiểm tra dị tật,
Siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi.
Lần khám thứ tư
Thời gian: thai nhi từ 14 - 18 tuần tuổi
Mục đích: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh
Xét nghiệm Triple test: xét nghiệm giúp phát hiện các dị tật ống thần kinh, các rối loạn về gen
Lần khám thai thứ năm
Thời gian: Khi thai nhi được 18 - 22 tuần tuổi
Mục đích: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn.
Xét nghiệm:
Chỉ số BMI
Kiểm tra huyết áp
Khám thai: kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai
Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật
Siêu âm 4D: kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra dị tật thai nhi và phát hiện các bất thường về lượng nước ối, kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai.
Lần khám thai thứ sáu
Thời gian: thai nhi từ 26-28 tuần tuổi
Mục đích: Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và kiểm trả chức năng chuyển hóa đường máu
Xét nghiêm quan trọng:
Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ
Xét nghiệm máu để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi: bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể bạn có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé. Bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi kĩ hơn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn sản xuất ra kháng thể chống lại Rh dương của bé. Chỉ định tiêm glubulin miễn nhiễm Rh có thể được tiêm trên cơ thể bạn để ngăn chặn quá trình sản xuất kháng thể chống lại Rh dương của bé
Lần khám thai thứ bảy
Thời gian: Thai nhi từ 30- 34 tuần tuổi
Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn
Xét nghiêm:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm nước tiểu
Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa
Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng để phòng bệnh uốn ván cho bé
Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không
Lần khám thai thứ 8
Thời gian: thai nhi được 36 tuần tuổi
Mục đích: Kiểm tra tử cung và tư vấn các dấu hiệu sắp sinh, chạy monitor theo dõi hoạt động của thai nhi
Sau đó, cứ một tuần mẹ tới thăm khám một lần, bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra tình trạng nước ối và tình trạng thai nhi, cho mẹ chạy monitor để theo dõi hoạt động của thai nhi.
Những điều nên làm khi đi khám thai định kỳ
▪ Mang theo sổ khám bệnh để theo dõi tiền sử bệnh và thai kỳ
▪ Chuẩn bị danh sách thuốc đã sử dụng và đang sử dụng
▪ Chuẩn bị các câu hỏi cho bác sĩ
▪ Có thái độ cởi mở với bác sĩ
Những điều không nên làm khi đi khám thai định kỹ
▪ Quên mang giấy tờ, sổ khám cá nhân
▪ Giấu diếm thông tin khi bác sĩ hỏi các vấn đề liên quan đến thai kỳ hay sức khỏe
▪ Mất tập trung
▪ Khóc lóc, mất bình tĩnh
Mẹ Ong Bông
Powered by Froala Editor
Ở bài này, Na sẽ đề cập đến một chứng thường gặp đối với phụ nữ sau sinh, đó là nổi mề đay. Khi mới sinh Bắp xong, Na bị nổi mề đay rất nhiều, vừa mất thẩm mỹ mà lại cực kỳ khó chịu bởi vì không được gãi mặc dù rất ngứa và phải kiêng nước kiêng gió.
Từ hồi mang bầu Bắp, Hana không hề bị đau lưng và bí quyết thì lại đơn giản vô cùng, quan trọng là phải có kiên trì và quyết tâm. Muốn không bị đau xương khớp, các bạn chỉ cần ăn uống đúng cách và thương xuyên duy trì tập luyện, thậm chí đến những ngày cuối cùng của thai kì, các bạn vẫn có thể tập luyện những bài tập phù hợp như Na đấy.
Nếu đối với dân văn phòng, mỡ bụng là nỗi ám ảnh, thì đối với mẹ sau sinh, ngoài mỡ bụng, một lớp mỡ khác cũng khiến các mẹ sợ hãi không kém chính là mỡ lưng. Vậy thì làm sao để đuổi bọn mỡ lưng đáng ghét ấy đi khỏi cơ thể, cách duy nhất chính là ăn uống điều độ và chăm chỉ tập luyện thôi ^^
Hồi bầu Bắp, mình đã tìm hiểu những sản phẩm tốt cho trí não trẻ và bổ sung ngay và luôn trong thực đơn hàng ngày của Bắp. Mà trộm vía 3 tháng sau trí nhớ của chính Hana cũng được cải thiện nhiều luôn đấy mọi người ạ.
Thiên thần nhỏ ra đời là khi hai người yêu nhau được “đổi đời”. Từ đời hai vợ chồng son thành đời làm cha mẹ. Hạnh phúc nhiều hơn, gắn bó nhiều hơn nhưng cũng thử thách nhiều hơn.Mẹ băn khoăn có cách nào để giữ tình cảm vợ chồng vẫn ấm áp trước thay đổi lớn lao khi con ra đời? Nếu quan tâm đúng những điều cốt lõi sau, mẹ hoàn toàn có thể giữ được ngọn lửa yêu thương giữa hai người.
Ngày nay, có rất nhiều ông bố bà mẹ trẻ quan tâm và tìm tòi về các phương pháp chăm sóc và nuôi dạy con hiệu quả nhất, tuy nhiên, việc tiếp cận với càng nhiều kiến thức làm cha mẹ của các quốc gia trên khắp thế giới càng khiến các bậc phụ huynh hoang mang và bối rối.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng
Đặt lại mật khẩu: